Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

Cách sống chung khi sếp giống như “mẹ chồng”

Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên có thể ví như “mẹ chồng-nàng dâu”, loại mối quan hệ với nhiều mâu thuẫn khó giải quyết là vấn đề muôn thuở giữa người quản lý và người bị quản lý. Nếu bạn đang bị rới vào tình cảnh mâu thuẫn và bức xúc với sếp thì các cách dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua được những khó khắn trong công việc.

1.     Luôn trong tình thế “dậm chân tại chỗ”
Là nhân viên có năng lực, gắn bó và toàn tâm toàn trí với công ty trên 3 năm nhưng bạn không bao giờ được đề xuất thăng tiến hay khen thưởng trong khi đồng nghiệp thì lên chức vèo vèo. Không còn nghi ngờ gì nữa, bạn đã nằm trong “danh sách đen” của sếp rồi!
Lời khuyên cho bạn: Hãy khéo léo hỏi sếp xem bạn cần những yếu tố nào để thoát khỏi tình trạng “dậm chân tại chỗ” này. Thật ra, một người sếp “bình thường” sẽ thẳng thắn nói bạn nghe đâu là điều họ muốn nhân viên đáp ứng. Nhưng nếu sếp cứ lảng tránh dù bạn đã tìm mọi cách tiếp cận thì e rằng tình trạng của bạn giờ đây đã trở nên khó cứu vãn. Hãy “vui vẻ ra đi” để tìm cơ hội nghề nghiệp mới cho mình ngay!
2.  Bị kiểm soát trong mọi việc
Bất kể là công việc gì, cấp trên luôn tìm cách kiểm soát bạn thật chặt chẽ. Bởi vì họ không cảm thấy đủ tin tưởng ở bạn, hoặc bạn nghĩ sếp muốn giám sát để tìm ra từng lỗi của bạn nhằm chỉ trích.
Lời khuyên cho bạn: Trước hết, hãy nhìn lại bản thân mình, nếu có thể, hãy hỏi sếp xem, bạn đã làm gì khiến cấp trên cảm thấy không thể tin tưởng, sau đó tìm cách sửa chữa lỗi lầm và hoàn thiện bản thân. Ngoài ra, bạn nên đề xuất với sếp về lịch trình nộp báo cáo hay có deadline cụ thể để họ không phải bám sát bạn từng li từng tí.
3.     Liên tục bị chê vô tội vạ
Bất cứ nhân viên nào cũng có lúc phải nghe lãnh đạo chỉ trích. Tuy nhiên, nếu bạn đã cố gắng nhưng vẫn liên tục đối mặt với điều này, nó cho thấy mối quan hệ của bạn và cấp trên đang thật sự “có vấn đề”.
Lời khuyên cho bạn: Trong công việc, bạn nên hỏi ý kiến sếp trước khi bắt tay thực hiện để kết quả phù hợp với mong muốn của cấp trên. Ngoài ra, bạn cũng cần trực tiếp trao đổi với sếp và lắng nghe chia sẻ của họ về thực lực của bản thân, sau đó tìm cho mình hướng cải thiện tốt nhất để cấp trên phải “mắt chữ A, mồm chữ O” nhé!

4.     Chờ hoài không thấy phản hồi
Từ khi bắt đầu làm việc tới nay, bạn đã được sếp nhận xét công việc bao nhiêu lần rồi? Dù bạn có tự tin mình làm mọi việc suôn sẻ, hay e dè vì vài lần “cẩu thả” trong công việc, nhưng số lần được khen hoặc chê tính trên đầu ngón tay. Vâng, bạn đã “dính chưởng”!
Lời khuyên cho bạn: Vui Vẻ nghĩ rằng bạn nên gặp trực tiếp cấp trên và xin phản hồi một cách khéo léo nhất. Trước khi mở lời đề nghị sếp góp ý thì hãy cho họ thấy bạn thật sự muốn biết hiệu quả công việc của mình nhằm tìm ra phương án cải thiện, rút kinh nghiệm và làm tốt hơn ở lần sau nhé!

5.     Là “người vô hình” trong mắt sếp
Bạn thường xuyên bị từ chối cuộc hẹn với sếp. Bạn gửi email, chủ động liên lạc,…nhưng chẳng thấy phản hồi. Vì đối với sếp, có lẽ bạn không phải là người quan trọng đâu.
Lời khuyên cho bạn: Dạo một vòng điều tra xem đồng nghiệp của bạn có rơi vào tình cảnh này không nào. Nếu ai cũng như bạn, hãy thông cảm cho cấp trên. Nếu không, hãy tự “phủ sóng” bằng việc bắt chuyện với  sếp về công việc, hỏi thăm sức khỏe,…với tần suất dày đặc để cả hai trở nên gần gũi hơn. Đồng thời, khi bị từ chối cuộc hẹn, hãy tìm cấp trên vào ngày hôm sau và bày tỏ mong muốn được chia sẻ với họ bằng một thần thái thân thiện hết mức có thể bạn nha!
6.     Luôn bị bỏ rơi trong các cuộc gặp quan trọng
Ai đã từng trải qua chuyện là người duy nhất bị sếp “bỏ rơi”, phải nói không nỗi đau nào như nỗi đau này. Bạn hãy thử nghĩ xem, một công việc được giao cho nhóm thực hiện và sếp gọi tất cả mọi người (trừ bạn) để bàn công việc. Đây là ý gì khác ngoài việc đang cố ý gạt mình ra đấy chứ?
Lời khuyên cho bạn: Đừng im lặng chấp nhận chuyện này vì người thiệt thòi chỉ là bạn thôi. Hãy nói cho sếp biết hậu quả sẽ ra sao nếu bạn không được tham gia các buổi họp quan trọng và thể hiện rằng bạn muốn hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Trong trường hợp này, dễ dàng nhận ra sếp của bạn thật sự có lỗi nếu như kết quả công việc nhóm bạn không thuận lợi. Việc bạn nhường nhịn cho qua chỉ góp phần khiến cấp trên “được nước làm tới” mà thôi.
7.     Nghỉ việc? Đó là chuyện của bạn!
Các sếp luôn muốn tìm cách giữ chân nhân viên mà họ đánh giá cao. Ngược lại, với nhân viên mà họ không thích hoặc không quan tâm, việc bạn đề xuất nghỉ việc giống như cơ hội cho họ được sa thải người mà mình không thích vậy.
Lời khuyên cho bạn: Phải thừa nhận, dù bạn có là thiên tài đi chăng nữa thì khi đã là nhân viên, dưới trướng của một cấp trên đang đóng vai “mẹ chồng” thì bạn sẽ không thể nào thăng tiến. Vậy tiếp tục làm việc ở đây để làm gì thế bạn ơi? Mong chờ sếp sẽ thay đổi? Đó là chuyện khó xảy ra! Do đó hãy nhanh chóng tìm nơi làm việc khác đi nào, bạn đã chịu khổ quá nhiều rồi!

0 nhận xét :

Đăng nhận xét